Bạn đang muốn mở một quán cafe và bạn đang phân vân không biết nên chọn địa điểm (mặt bằng) như thế nào?
Cafe Huế – Công ty TNHH MADG sẽ cung cấp những thông tin bổ ích, giúp bạn có thể tìm được mặt bằng quán cafe như ý.
1. Chi phí đầu tư
Khi quyết định kinh doanh một ngành nghề nào đó, việc đầu tiên là bạn cần một số vốn cần thiết để đầu tư cho công việc kinh doanh. Đối với việc chọn địa điểm để mở quán cafe, thì chi phí thuê mặt bằng là một trong những khoảng chi phí lớn và sẽ quyết định đến việc kinh doanh có phát triển không. Có thể chọn một trong hai phương án để trả chi phí thuê mặt bằng :
- Trả trong thời gian dài : thuê và trả tiền 1 lần/năm hoặc trả theo mốc thời gian. Với hình thức này thì người thuê hoàn toàn yên tâm, không sợ bị ảnh hưởng về việc bị lấy lại mặt bằng kinh doanh bất cứ lúc nào. Và khuyết điểm của hình thức này là các chi phí bỏ ra lúc đầu quá lớn, và không tận dụng linh hoạt được nguồn vốn, bị đóng băng vốn.
- Trả chi phí linh hoạt hàng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng, nhưng phải cam kết thời gian thuê lâu dài với chủ. Thuê và trả tiền theo cách này thì ưu điểm là chi phí ban đầu không quá lớn, không bị ứ đọng vốn, nhưng khuyết điểm là mặt bằng quán cafe có thể bị lấy bất kì lúc nào.
2. Tìm và thuê mặt bằng mở quán cafe
Vị trí mở quán cafe là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của quán. Thông thường để xem xét vị trí của nơi cho thuê mặt bằng quán cafe có tốt hay không, chúng ta cần xét đến 2 yếu tố:
- Mặt bằng quán cafe ở gần những khu vực tập trung nhiều tòa nhà văn phòng, các trung tâm thương mại, những trung tâm mua sắm, những nơi có nhiều người qua lại,.. Khảo sát xem mặt bằng đó có nằm trong khu vực quy hoạch hay không, hệ thống cống thoát nước, đường điện nước, đường gas, có đảm bảo hay không…
- Địa điểm thuê mặt bằng không nên nằm trong hẻm cụt, khu vực hay kẹt đường,hay mặt bằng ở những vị trí nhỏ không có chỗ để xe,… sẽ gây bất tiện cho khách hàng khi họ vào sử uống cafe tại quán bạn.
Thuê mặt bằng mở quán cafe thường đồng nghĩa với việc chủ quán sẽ phải tu sửa lại mặt bằng theo ý mình. Trước khi thuê mặt bằng hãy xác định trước xem mặt bằng đó có cần tu sửa nhiều không? Chủ nhà có thể hỗ trợ gì không? Từ đó cân nhắc cho phù hợp với ngân sách đầu tư của các bạn. Bạn cũng nên trình bày ý muốn tu sửa của mình cho chủ nhà để thuyết phục họ đồng ý cho phép bạn thay đổi không gian mặt bằng đó.
3. Diện tích mặt bằng kinh doanh quán cafe
Sau khi quyết định ngân sách đầu tư chọn địa điểm để mở quán cafe thì việc đầu tiên bạn cần chú ý đó chính là diện tích mặt bằng quán cafe. Việc lựa chọn diện tích mặt bằng nhỏ hay lớn tùy thuộc vào hình thức kinh doanh và khả năng tài chính của bạn. Tùy vào mục đích sử dụng và phong cách của quán để lựa chọn diện tích phù hợp.
Nếu bạn muốn mở quán cafe sân vườn thì phải chọn diện tích rộng rãi, thoáng mát, và ngược lại nếu bạn chọn phong cách sang trọng thì diện tích quán có thể nhỏ hơn chút nhưng vẫn phải đảm bảo không gian trang trí bên trong.
Ngoài ra, quán cafe cũng cần bố trí đủ ánh sáng và thoáng đãng, cách bày trí nội thất phải thể hiện được sự sáng tạo và gu thẩm mỹ của chủ quán. Có thể tham khảo các chuyên gia thiết kế về những ý tưởng của mình để họ có thể tư vấn cho bạn.
4. Xác định đối tượng khách hàng
Để lựa chọn địa điểm mở quán cafe phù hợp, các bạn cần định hướng được chính xác đâu là đối tượng khách hàng chủ yếu mà quán cafe đang muốn hướng tới?
- Nếu bạn có ý định chọn mặt bằng kinh doanh quán cafe văn phòng, thì đối tượng khách hàng chính là nhân viên văn phòng. Do đó bạn cần thuê mặt bằng kinh doanh ở gần những khu vực tập trung nhiều tòa nhà văn phòng, các trung tâm thương mại.
- Nếu khách hàng bạn muốn nhắm tới là sinh viên, bạn nên tìm địa điểm ở gần các trường Đại học, nhà văn hóa,…Tuy nhiên, chi phí thuê mặt bằng ở đây có thể hơi mắc nhưng bù lại bạn có thể thu hút nhiều khách hàng hơn và bán giá cao hơn.
- Nếu khách hàng bạn muốn hướng tới là tầng lớp bình dân, xe ôm, công nhân, thợ hồ,… thì bạn chọn mặt bằng để mở quán ở khu vực buôn bán hay gần các chợ, các xí nghiệp và nên kinh doanh theo hướng cafe cóc, cafe vỉa hè, hoặc nhà trệt không cần máy lạnh.
5. Hợp đồng cho thuê và thời hạn thuê
Để kinh doanh ổn định và bắt đầu có lời thì ít nhất hoạt động kinh doanh của bạn phải hoạt động ít nhất từ một năm trở lên. Để yên tâm hơn về địa điểm kinh doanh thì nhà bạn nên chọn thời gian ký hợp đồng khoảng 2 năm, nếu công việc kinh doanh tốt và phát triển hãy tiếp tục gia hạn hợp đồng, lúc này có thể từ 5 đến 10 năm, tùy vào khả năng tài chính và có thể mua lại nếu có điều kiện.
6. Các giấy tờ liên quan
Trước khi đặt bút ký giấy tờ hay hợp đồng liên quan đến mặt bằng kinh doanh thì hãy đọc thật cẩn thận. Nếu có vấn đề “mập mờ”, cần phải xác nhận rõ với chính quyền địa phương. Bạn nên thuê luật sư để thực hiện hợp đồng thuê mặt bằng để đảm bảo tính chắc chắn của hợp đồng.
Sưu tầm