NGUYÊN TẮC BẢO QUẢN CÀ PHÊ MÙA MƯA

Mùa mưa đã đến, không khí và nhiệt độ thay đổi từng ngày, độ ẩm thì tăng cao dẫn đến việc bảo quản thực phẩm, nguyên liệu trở nên khó khăn. Tại các quán cà phê nguồn nguyên liệu đa dạng chủng loại, mỗi loại cần có một phương pháp bảo quản riêng. Đặc biệt là cà phê, khi mà độ ngon của 1 li espresso được quyết định bởi nhiều yếu tố trong đó có độ ẩm của cà phê và thời gian từ khi cho cà phê hạt tiếp xúc với không khí khá quan trọng. Cùng MADG tìm hiểu các phương pháp bảo quản nguyên liệu cà phê hiệu quả  nhất.

  1. Nguyên tắc chung khi bảo quản nguyên vật liệu cho quán cà phê:
  • Áp dụng nguyên tắc FIFO (nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau).
  • Tuyệt đối không để chung hóa chất, nước tẩy rửa với các loại nguyên vật liệu pha chế.
  • Tủ hoặc kho chứa các loại nguyên vật liệu, dụng cụ pha chế phải luôn sạch sẽ và khô thoáng.
  • Ghi chú hạn sử dụng trên bao bì rõ ràng, chuẩn xác
  • Thực phẩm phải được bảo quản trong hộp có nắp đậy.
  • Hàng hóa phải được sắp xếp đúng khu vực bảo quản (kho khô, tủ mát hoặc tủ đông).
  • Sắp xếp hàng hóa đúng quy định tránh lây nhiễm chéo giữa các loại.
  • Nhiệt độ và độ ẩm bảo quản phải đúng quy định.

  1. Nguyên tắc bảo quản nguyên liệu khô:

Nguyên liệu khô bao gồm: thực phẩm khô (đường, bột, cafe, trân châu…), các chất tẩy rửa (nước rửa chén, xà bông)…

  • Các loại hàng hóa khô cần được bảo quản:
  • Nhiệt độ phòng 23 – 33 độ C, độ ẩm 50% – 60%.
  • Các loại hóa chất được cất giữ xa khu vực chứa nguyên vật liệu pha chế.
  • Hóa chất và chất tẩy rửa phải chứa trong chai, lọ chuyên dụng có dán nhãn rõ ràng gồm tên, ngày nhập, hạn sử dụng.
  • Các loại hàng hóa cần được sắp xếp theo chủng loại tại kho chứa thoáng mát, sạch sẽ.
  • Kệ bảo quản hàng cách xa tường kho 10cm.
  • Thực phẩm phải được để trong thùng, tránh bị ẩm ướt hoặc côn trùng xâm nhập.

Cà phê hạt:

  • Bảo quản cà phê trong túi hoặc bình thủy tinh kín, tránh ánh sáng và độ ẩm thích hợp như trên.
  • Nên đổ lượng cà phê vừa đủ dùng vào trong cối xay, chất lương ly espresso thay đổi theo từng giây từ lúc bạn đưa hat cà phê tiếp xúc với không khí
  • Đảm bảo độ mịn phù hợp để cà phê khi pha không bị cháy hoặc quá nhạt.

  1. Nguyên tắc bảo quản nguyên liệu trong ngăn mát tủ lạnh:

Thực phẩm cần bảo quản trong tủ mát bao gồm:

  • Rau củ quả chưa sơ chế và đã sơ chế để làm các loại sinh tố hoa quả
  • Các sản phẩm từ trứng và sữa: bơ, sữa, yogurt, phomai, các loại kem topping, whipping…
  • Các loại thực phẩm để chế biến các món thức ăn nhanh phục vụ trong quán như: các loại thịt, thủy sản… đã qua sơ chế tẩm ướp.

Các loại thực phẩm này cần được bảo quản với các điều kiện cơ bản sau:

  • Nhiệt độ tủ mát dưới 19 độ C.
  • Thực phẩm để trong tủ mát phải bảo quản trong các loại hộp sạch sẽ.
  • Thực phẩm khác nhau phải được sắp xếp trong những hộp khác nhau.
  • Thực phẩm đã qua chế biến đặt bên trên và thực phẩm tươi sống đặt bên dưới, tránh lây nhiễm chéo.
  • Luôn dán nhãn trên thực phẩm: tên thực phẩm, hạn sử dụng.

Theo các chuyên gia thực phẩm, thứ tự sắp xếp thực phẩm trong tủ mát lần lượt là:

  • Thực phẩm chín
  • Trái cây
  • Trứng, sữa, thực phẩm từ sữa
  • Rau củ quả
  • Thịt bò và thịt heo đã tẩm ướp
  • Thịt gia cầm: gà, vịt đã tẩm ướp
  • Hải sản: cá, tôm, mực đã tẩm ướp
  1. Nguyên tắc bảo quản nguyên liệu trong tủ đông:

Tủ đông là một trong những thiết bị không thể thiếu trong quán cafe. Các loại nguyên vật liệu cần bảo quản trong tủ đông bao gồm các loại kem, sữa…

Các loại thực phẩm này cần được bảo quản với các nguyên tắc cơ bản sau:

  • Nhiệt độ tủ đông dưới 0 độ C
  • Thực phẩm tươi sống, chưa chế biến hoặc chưa tẩm ướp, phải được bảo quản trong tủ đông.
  • Thực phẩm phải được đặt trong từng hộp riêng trước khi bảo quản trong tủ đông.
  • Sắp xếp thực phẩm ngăn nắp, gọn gàng, có khe hở để không khí lạnh dễ dàng lưu thông.
  • Không tái trữ đông thực phẩm khi đã rã đông.

Hi vọng những quy tắc MADG tổng hợp trên sẽ giúp ích cho cửa hàng cà phê của mọi người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *