GS Yi-Chen Lan – Phó Hiệu trưởng Đại học Western Sydney – cho biết, TS. Lý Quí Trung là cựu sinh viên xuất sắc của nhà trường, với vị trí mới này, trường hy vọng ông sẽ mang đến nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển Trung tâm Giáo dục của Western Sydney tại Đông Nam Á (Western Sydney ASEAN Hub). Đây là dự án hợp tác của Đại học Western Sydney với Trường Đại học Kinh tế TP. HCM thông qua Viện ISB, tạo cơ hội cho các bạn trẻ Đông Nam Á trải nghiệm nền giáo dục tiên tiến của Úc ngay tại Việt Nam.
Chúng tôi có cuộc trò chuyện với TS Lý Quí Trung
“Cuộc hôn nhân” tự nhiên
Thua ông, chức danh mới này có ý nghĩa như thế nào với ông?
Thật sự rất vinh dự. Lần đầu tiên, tôi đảm nhiệm vị trí chính thức ở cấp độ quản lý để có thể đóng góp nhiều hơn cho trường và cho giáo dục Việt Nam. Trước nay, tôi đã làm giảng viên hay cố vấn cho khoa Quản trị kinh doanh của Western Sydney, nhưng đây là vị trí cao hơn, vai trò lớn hơn, làm việc trực tiếp với lãnh đạo của trường.
Tôi cảm nhận được sự trân trọng của họ dành cho mình. Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập trường, ngoài ban giám hiệu và các vị khách danh dự cao cấp, tôi được trường ưu ái mời chia sẻ cảm nghĩ. Thật xúc động bởi dự lễ có đến hàng ngàn sinh viên, cựu sinh viên từ khắp nơi trên thế giới, nhưng họ lại chọn tôi – một người Việt đại diện cho thế hệ cứ SV.
Vì sao Đại học Western Sydney lại bổ nhiệm ông vào vị trí mới ấy?
Tôi nghĩ, họ xem mình như một đại sứ thương hiệu, một hình mẫu cho sinh viên, một cựu sinh viên trở về cống hiến cho trường. Họ thích những ý tưởng của tôi giúp phát triển và kết nối Úc – Việt Nam. Đây là một “cuộc hôn nhân” tự nhiên giữa một người muốn đóng góp cho quê hương và một ngôi trường muốn truyền đi những thông điệp giáo dục ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Khao khát về một trung tâm khởi nghiệp đổi mới và sáng tạo
Ông nghĩ mình có thể làm được những gì trên cương vị mới?
Chức danh này cho tôi cơ hội đem chất xám của Úc đến gần lại với bạn trẻ Việt. Tôi biết những điểm mạnh trong nền giáo dục của Úc, và tôi muốn các bạn trẻ Việt Nam cũng có thể tiếp cận nó.
Trước mắt, tôi sẽ thúc đẩy các chương trình giao lưu, trao đổi, đưa những giáo sư đầu ngành về nhiều lĩnh vực ở Úc đến Việt Nam, qua đó truyền cảm hứng cho bạn trẻ. Tôi có quan hệ thân thiết nên họ luôn sẵn lòng với Việt Nam.
Kế đến là dự án thành lập một Trung tâm Giáo dục của Western Sydney tại Đông Nam Á (Western Sydney ASEAN Hub). Đây sẽ là cửa ngõ cho nhiều bạn trẻ châu Á đến với giáo dục hiện đại của Úc thông qua các chương trình đào tạo tại Viện ISB.
Cuối cùng là mong muốn về một trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện đại. Ở Western Sydney, trung tâm này rất lớn, đầy đủ các trang thiết bị, mỗi tuần đều tổ chức những buổi tập huấn cho sinh viên đang có những ý tưởng mới. Mô hình này nếu được triển khai ở Việt Nam sẽ kích thích sáng tạo của nhiều bạn trẻ bởi nhìn chung sinh viên Việt Nam rất tài năng.
Trích dẫn: Thời gian du học có nghĩa như thế nào với sự nghiệp hiện tại của ông?
Đến 24 tuổi tôi mới bắt đầu học đại học. Những năm 1990, du học ở các nước tư bản còn nhiều khó khăn nhưng may mắn tôi được Đại học Western Sydney nhận vào. Sau khi hoàn thành bậc cử nhân, tôi tiếp tục học MBA.
Tôi nói quá, nhờ thời gian du học mà tôi cảm nhận mình giỏi hơn, cả về chữ nghĩa lẫn chuyên môn. Tôi được cơ hội đào sâu kiến thức về quản trị kinh doanh, hiểu hơn về thị trường và văn hóa của các quốc gia. Thật ra, không phải lúc nào du học cũng thành công, nhưng du học cho bạn những lợi thế lớn hơn, giống như việc bạn có những vũ khí tốt hơn khi ra trận.
Chiến dịch “Giải cứu giấc mơ du học” mở đầu bằng Hội thảo trực tuyến “Giải cứu giấc mơ du học thời Covid-19 dưới góc nhìn của TS. Lý Quí Trung”. Hội thảo diễn ra vào 20h ngày 15/07/2020 dưới hình thức Live Webinar.
Đăng ký tư vấn và tham dự Hội thảo trực tuyến tại: https://isb.edu.vn/dai-hoc-kinh-te-tp-hcm-giai-cuu-giac-mo-du-hoc-covid-19/
Nguồn: CafeF (https://cafef.vn/)