Doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động M&A tại Việt Nam

Năm 2021, thị trường M&A dự kiến hồi phục dần về mức 5 tỷ

Thị trường M&A Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với hàng ngàn giao dịch, đạt tổng giá trị gần 50 tỷ USD trong hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam năm 2020 có sự suy giảm, ước đạt 3,5 tỷ USD, bằng 48,6% so với năm 2019, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết tại Diễn đàn M&A 2020.

Dù vậy, theo dự báo của tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, Việt Nam là một trong những thị trường M&A doanh nghiệp năng động và tiềm năng nhất toàn cầu, với chỉ số đầu tư M&A dự báo năm 2020 là 102 điểm, đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ với 108,9 điểm.

Dự kiến, hoạt động M&A tại Việt Nam có thể hồi phục trở lại từ giữa năm 2021, đưa quy mô thị trường trở lại mốc bình thường là 5 tỷ USD. Những đánh giá tích cực của các tổ chức quốc tế là khách quan, dựa trên những kết quả và thành công mà Việt Nam đã đạt được trong giai đoạn 2016 – 2019 và năm 2020, một năm với những thành công ấn tượng, Việt Nam đã cơ bản đạt được 2 mục tiêu (i) kiểm soát được đại dịch Covid-19 và (ii) duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.

Top 10 Thương vụ M&A và Đầu tư tiêu biểu 2019 – 2020

Sự quan tâm của nhà đầu tư Nhật Bản vẫn tăng bất chấp đại dịch Covid-19

Đáng chú ý, sự quan tâm từ nhà đầu tư Nhật Bản với Việt Nam hiện rất lớn ngay cả trong đại dịch. Tổng quan về thị trường M&A từ quan điểm của các công ty Nhật Bản đối với các giao dịch nội địa cho thấy, số lượng giao dịch M&A giữa các công ty Nhật bản liên tục tăng đều đặn trong 5 năm qua.

Dự báo, xu hướng M&A công ty Nhật vào Việt Nam dự sẽ tiếp tục sôi động. Bởi, các công ty Nhật cần thị trường mới để mở rộng, khi mà hầu hết các lĩnh vực ở Nhật đã phát triển chạm trần, gần 1/3 dân số tuổi trên 65 tuổi, khiến độ tuổi trung bình của người Nhật là 48,4 tuổi, hơn người Việt Nam gần 20 tuổi, dân số giảm khoảng 276.000 mỗi năm.

Một yếu tố khác thúc đẩy chiến lược tăng trưởng M&A được hỗ trợ bởi nguồn tiền dồi dào ở Nhật tích lũy trong 20 năm qua, hơn 2.345 tỷ USD, tồn tại tiền gửi ngân hàng với lãi suất 0% và dưới sức ép phải tái đầu tư số tiền này của các cổ đông khiến năm 2019 đạt kỷ lục với hơn 4.000 thương vụ trong tất cả các loại hình M&A.

Theo số lượng giao dịch năm 2020 tính đến cuối tháng 10, Việt Nam là điểm đến thứ 5 trên thế giới về số lượng thương vụ (21 thương vụ), trong đó tốc độ tăng trưởng giao dịch M&A giữa Việt Nam và Nhật Bản gần đây, Việt Nam có thể bắt đầu cạnh tranh với Anh Quốc ở vị trí số 2.

Theo quan điểm của người Nhật, các công ty Nhật Bản hiện có rất ít việc làm ở một thị trường như Thái Lan, với khoảng 5.500 công ty Nhật Bản ở nước này và quá muộn để nhập cuộc. Về Myanmar, chỉ có chưa đến 400 công ty Nhật Bản và các nhà đầu tư Nhật Bản bảo thủ vẫn phải chờ xem xét thời điểm thích hợp. Trong khi đó, Việt Nam có khoảng 2.000 công ty Nhật Bản, sẽ tiếp tục thu hút bằng 6 yếu tố. Như đã biết, Thủ tướng mới của Nhật Bản, theo đúng chính sách người tiền nhiệm, khi chọn Việt Nam là điểm đến trong chuyến thăm đầu tiên bên ngoài Nhật Bản.

Một rào cản về cách ly và hạn chế đại dịch khi vào Việt Nam được dỡ bỏ, một làn sóng lớn các công ty Nhật Bản chờ đợi để tiến hành các thủ tục đầu tư sẽ xuất hiện.

Nguồn: CafeF (https://cafef.vn/)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *