Ý tưởng ở đây rất đơn giản và dễ hiểu.
Bằng tính năng REMOTE DESKTOP cho phép điều khiển từ xa 1 Render Farm, bạn sẽ được trao toàn quyền sử dụng 1 hệ thống hạ tầng có hiệu suất phù hợp để kết xuất dự án của mình.
Giải pháp Cloud Rendering tiền thân đang bộc lộ nhiều hạn chế
Khái niệm “Dịch vụ phần mềm” – SaaS (Software as a Service) đã bắt đầu trở nên phổ biến cho mọi giải pháp công nghệ, bao gồm cả lĩnh vực đồ họa.
Những cái tên như Fox Render Farm, Rebusfarm, Garagefarm,.. có lẽ không xa lạ gì với dân đồ họa. Đó là những nhà cung cấp dịch vụ Cloud Rendering hàng đầu thế giới hiện nay với giải pháp kết xuất đồ họa dưới dạng SaaS. Dù được cung cấp bởi những tên tuổi lớn và lâu năm, giải pháp SaaS vẫn còn rất nhiều hạn chế, và còn 1 chặng đường dài để trở nên hoàn thiện để có thể phục vụ mọi đối tượng khách hàng.
Từ lâu nay, đồ họa đã len lỏi vào hầu khắp ngõ ngách trong cuộc sống của chúng ta, từ công nghệ thông tin, giải trí, điện ảnh, đến giáo dục, y tế, quốc phòng… Đi cùng với sự phổ biến đó, là hàng trăm phần mềm thiết kế đồ họa, những renderer, plugin cũng như thư viện assets khổng lồ đi kèm, từ phổ thông đến chuyên sâu. Con số này cứ ngày càng lớn dần theo thời gian cùng với sự phát triển và ra đời liên tục của những phần mềm mới.
Cứ như thế, những giải pháp kết xuất cũ cũng miệt mài vận động trong cuộc đua hỗ trợ khách hàng .
“Rất nhiều công ty trên thế giới cứ lặp đi lặp lại một giải pháp. Chúng tôi chỉ cố gắng làm một việc đơn giản là không suy nghĩ theo lối mòn”- Ông Lê Quang Hiếu – CEO của iRender Việt Nam
Không hỗ trợ được hết các hệ điều hành khác nhau, các phần mềm đồ họa khác nhau, các version (phiên bản) khác nhau của phần mềm,… Khách hàng khó kiểm soát thời gian render, bị động trong việc dự án của mình bị queue (xếp hàng chờ cùng lúc với những khách hàng khác). Đó là rất nhiều hạn chế của giải pháp SaaS mà nguyên nhân chính đến từ việc khách hàng phải phụ thuộc vào phụ thuộc và khả năng hỗ trợ của phần mềm mà các nhà cung cấp Render Farm phát triển.
Một nhà cung cấp dịch vụ Cloud Rendering như thế vừa phải liên tục nghiên cứu & phát triển mở rộng giải pháp tương thích cho nhiều phần mềm mới, vừa phải tăng cường đội ngũ chuyên gia đồ họa để tương tác hỗ trợ khách hàng. Và bởi quá trình tương tác này được thực hiện bởi con người, luôn có nhiều sự khác biệt trong kiến thức chuyên môn, rào cản ngôn ngữ, chênh lệch múi giờ địa lý, dẫn đến độ trễ trong việc hỗ trợ.
Bệnh nhân cần thuốc – Không cần ghế massage
Trong thế giới của trải nghiệm tiêu dùng, những dịch vụ được phục vụ đến tận răng là một nhu cầu phổ biến. Bạn cần vài click để đồ ăn được mang đến trước cổng nhà, vài click để chỉnh sửa tấm ảnh selfie trở nên hoàn hảo, và hệ điều hành trên điện thoại dễ dàng cả cho người già.
Tuy nhiên, đồ họa là một lĩnh vực khá đặc thù và nặng tính chuyên môn, ở đó nhu cầu hoàn thành công việc được đặt lên trên những trải nghiệm thoải mái trong quá trình làm việc.
Đối với nhiều khách hàng, việc được toàn quyền điều khiển Render Farm – thay vì phụ thuộc vào hệ thống kỹ thuật và đội ngũ support (hỗ trợ) của nhà cung cấp – là mấu chốt để kiểm soát công việc. Họa sĩ sẽ tương tác trực tiếp với Render Farm, tránh được độ trễ không cần thiết trong quá trình xử lý dự án.
Trên thực tế, các họa sĩ đồ họa không gặp khó khăn gì khi thao tác trên các trình điều khiển Render Farm – Farm Manager nổi tiếng hiện nay như Thinkbox Deadline, Afanasy, RenderPal,.. Khi các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Rendering cho phép khách hàng của mình thao tác trực tiếp trên Farm Manager, việc sử dụng renderfarm của họa sĩ lúc này hầu như không còn rào cản.
Khách hàng trực tiếp điều khiển Render Farm thay vì thông qua nhà cung cấp dịch vụ phần mềm
Nhà cung cấp dịch vụ cấp quyền cho khách hàng truy cập vào 1 máy chủ (Master Node) cài đặt sẵn trình điều khiển Render Farm – Farm Manager (ví dụ Thinkbox Deadline). Khách hàng cài đặt môi trường làm việc lên Master Node theo yêu cầu công việc (cài đặt phần mềm đang thiết kế, renderer đang sử dụng, thư viện assets đang lưu trữ,… ), sau đó phân bổ dự án của mình cho Render Farm (Slave Nodes) kết xuất thông qua Thinkbox Deadline.
Nói thêm về AWS Thinkbox Deadline, trình điều khiển Render Farm (Farm Manager) của Amazon hiện nay hỗ trợ hơn 90 phần mềm đồ họa, renderer khác nhau trên thế giới. Hơn 90% họa sĩ hoạt động trong lĩnh vực đồ họa có thể được hỗ trợ bởi Thinkbox Deadline.
Với việc truy cập thẳng vào platform (nền tảng) công nghệ kết xuất như vậy, các họa sĩ, thay vì được nhà cung cấp dịch vụ phần mềm hỗ trợ xử lý những trục trặc kỹ thuật, sẽ phải tự mình chỉnh sửa các setting của dự án cho đến khi ưng ý trước khi kết xuất. Lẽ dĩ nhiên, khách hàng sẽ khó mà có cảm giác được phục vụ. Tuy nhiên, những rủi ro trong việc quản lý tiến độ và chất lượng công việc sẽ ít hơn nhiều so với việc phụ thuộc vào dịch vụ hỗ trợ của đối tác cung cấp.
Chưa có giải pháp cloud rendering nào mạnh mẽ như vậy trên thế giới, và đây lại là sản phẩm của 1 công ty công nghệ đến từ Việt Nam
Giải pháp thế hệ mới này được cung cấp dưới dạng “Nền tảng như một dịch vụ” – PaaS (Platform as a Service) tháo dỡ được hoàn toàn những giới hạn trong bài toán Render – nút thắt cổ chai kỹ thuật vốn gây rất nhiều phiền toái trong tiến độ công việc đồ họa.
Cũng như SaaS, chi phí người dùng phải trả đối với dịch vụ kiểu PaaS cũng được hệ thống tính toán tự động để đảm bảo nhu cầu Pay-per-Use chính xác. Phương thức tính tiền này đã dần trở thành tiêu chuẩn mới trong việc tối ưu các chi phí trong công việc của các cá nhân cũng như doanh nghiệp.
Nghe đơn giản thế này thôi, nhưng hiện giờ trên thế giới mới chỉ có 1 nhà cung cấp giải pháp đó
Chưa có công ty cung cấp dịch vụ Cloud Rendering nào trên thế giới cung cấp được 1 giải pháp Render dưới dạng PaaS như iRender Vietnam. Thực tế này có thể thay đổi trong thời gian tới khi những xu hướng công nghệ luôn cập nhật không ngừng. Nhưng ít nhất vào lúc này, những họa sĩ 3D trong nước đã có được một giải pháp xuất sắc đến từ Việt Nam như 1 lời giải hoàn hảo cho bài toán khó mang tên Render.
Nguồn: CafeF (https://cafef.vn/)