Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua gần một năm hồi phục ngoạn mục từ vùng đáy gây ra bởi cuộc khủng hoảng COVID-19, xu hướng cùng pha với hầu hết thị trường chứng khoán lớn trên thế giới.
Cho dù gặp phải cú sốc trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, VN-Index cũng đã nhanh chóng bật tăng trở lại. Chỉ số hiện tại đang đứng trước cơ hội vượt đỉnh lịch sử, điều mà Việt Nam vẫn đang chậm trễ so với thế giới.
VN-Index trong vòng 1 năm
Kể từ mức đáy được tạo lập hồi cuối tháng 3/2020, VN-Index đã tăng gần 50%. Giá thị thị trưởng cổ phiếu đang ở mức kỷ lục trên cả sàn HOSE, sàn HNX và thị trường UPCoM. Cộng thêm sự gia tăng của thị trường trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, giá trị của toàn thị trường chứng khoán Việt Nam kết thúc năm 2020 đã vượt 10,64% so với GDP, đây cũng là mức tương quan lớn nhất trong lịch sử.
Nếu chỉ so sánh riêng giá thị thị trường cổ phiếu, tỷ lệ trên GDP vươn lên mức 87,68%, cũng là chưa từng có. Tỷ lệ cao nhất từng được ghi nhận là vào tháng 8/2018 với 84,57% và tháng 3/2018 với 83,08%.
Dòng tiền mới liên tục đổ vào thị trường trong giai đoạn nửa sau năm 2020 thúc đẩy giá trị thanh khoản tăng vọt. Tháng 12/2020, tháng 1/2021 là hai tháng có giá trị giao dịch khớp lệnh “khủng khiếp” lần lượt ghi nhận hơn 250.000 tỷ đồng và hơn 300.000 tỷ đồng trên HOSE. Chính điều này tạo áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Sở GDCK TP HCM, vốn đã được xây dựng lâu năm. “Nghẽn lệnh”, “Bảng điện đơ” là những cụm từ được các nhà đầu tư cá nhân liên tục đề cập khắp các diễn đàn.
Giá trị giao dịch trên HOSE
Giá trị của các công ty tăng mạnh mẽ trở lại cùng thị trường, nhiều trong số đó vươn lên mức cao mới về vốn hóa.
Kết thúc phiên giao dịch 26/2, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận 38 công ty giá trị tính bằng tỷ đô. Ở vị trí số một, Vingroup được thị trường định giá 15,95 tỷ USD. Tập đoàn tư nhân xếp ngay trên ngân hàng quốc doanh VietcomBank, với 15,82 tỷ USD. Vị trí thứ ba cũng là một cái trên nhà Vingroup, Vinhomes đạt 14,52 tỷ USD. Họ Vin còn có thêm Vincom Retail giá trị 3,28 tỷ USD.
Danh sách gồm nhiều cái tên lớn và quen thuộc, như Vinamilk 9,52 tỷ USD; BIDV 7,62 tỷ USD; PV Gas 7,43 tỷ USD; ACV 7,03 tỷ USD; Hòa Phát 6,56 tỷ USD…
So kề cũng họ Vin, nhà Masan không kém cạnh khi cũng có ba đại diện: Masan Group 4,61 tỷ USD, Masan Consumer 2,92 tỷ USD, Masan High-Tech Materials 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, một vài cái tên lạ lẫm cũng đang nằm trong nhóm doanh nghiệp tỷ đô, thậm chí gây bất ngờ về giá trị. Đáng chú ý nhất là trường hợp của ThaiHoldings do “bầu” Thụy sáng lập, định giá 3,06 tỷ USD. Con số này khiến ThaiHoldings trở thành công ty bất động sản lớn thứ ba thị trường về vốn hóa sau Vinhomes và Novaland, 3,41 tỷ USD.
Một công ty bất động sản khác cũng chen chân vào nhóm, Phát Đạt đang được định giá 1,08 tỷ đô. So với những thương hiệu khác, cả Phát Đạt và ThaiHoldings đều tỏ ra lép vé, giống như những sự xuất hiện thú vị.
Cổ phiếu THD đã tăng 10 lần kể từ cuối tháng 11 năm ngoái, hiện đạt mức 201.000 đồng. Trong khi PDR cũng tăng gần gấp 3 từ tháng 8 năm ngoái, đóng cửa phiên giao dịch gần nhất ở 63.000 đồng.
Nguồn: CafeF (https://cafef.vn/)